Cầu thủ Nguyễn Tiến Linh làm đại sứ tình nguyện trong Tháng Thanh niên tại Bình Dương
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 37: Vì sao chủ tịch Thắng chưa nhận con gái ruột?
Khi đậu xe dưới trời nắng gắt, không có bóng râm, nhiệt độ bên trong cabin có thể vượt ngưỡng 80 độ C. Sức nóng cực đoan này không chỉ làm hư hại nội thất mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ những vật dụng tưởng chừng vô hại. Áp suất tăng cao có thể khiến một số đồ dùng phát nổ, thậm chí dẫn đến hỏa hoạn.Bật lửa là một trong những đồ vật dễ phát nổ khi gặp nhiệt độ cao, đặc biệt nếu vỏ bị rạn nứt. Tương tự, pin sạc dự phòng khi bị quá nhiệt có thể phồng rộp và gây cháy. Ngoài ra, các loại bình xịt chứa khí nén như nước hoa dạng lỏng, chất khử mùi nội thất,... cũng có thể phát nổ khi chịu nhiệt độ và áp suất tăng cao.Để hạn chế rủi ro, cần kiểm tra bên trong xe trước khi rời đi, tránh để lại những vật dụng dễ cháy nổ, nhất là trong những ngày nắng nóng.
Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.
Chiều 24.1, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM dự báo tình trạng ùn ứ giao thông tại các trục đường chính, tuyến lên cao tốc và cửa ngõ TP.HCM.Lúc 15 giờ cùng ngày, đồng loạt 51 đơn vị CSGT trên địa bàn TP.HCM sẽ ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân về quê ăn tết.Tại các trục đường chính, cửa ngõ của TP.HCM như: Lê Quang Đạo, Phan Văn Khải (QL 22 cũ), Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu (QL1 cũ), Văn Tiến Dũng (QL50 cũ); Hoàng Cầm (QL1K cũ), các tuyến đường vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, Bến xe Miền Tây, Bến xe Miền Đông, Bến xe An Sương.... sẽ có lực lượng CSGT liên tục tuần tra để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố trên đường.Tại các giao lộ phức tạp sẽ được bố trí CSGT và một số lực lượng khác có mặt thường xuyên để điều tiết, phân luồng giao thông.Theo dự báo của Phòng CSGT, 18 - 22 giờ hôm nay (24.1) đến 5 - 11 giờ ngày mai (25.1), các trục đường chính, đặc biệt các đường đi lên cao tốc sẽ rất đông, có khả năng ùn ứ giao thông cục bộ tại cửa ngõ TP.HCM.Phòng CSGT khuyến cáo người dân trước khi di chuyển cần xem thông tin, tin tức, nghe đài radio cũng như thông qua ứng dụng trật tự giao thông để biết tình hình giao thông trên các tuyến đường dự định đi để có lộ trình thích hợp, tránh đi vào các khu vực ùn tắc sẽ gặp khó khăn, mất thời gian di chuyển.Chiều cùng ngày, tại các tuyến đường, giao lộ, lực lượng CSGT TP.HCM đã có mặt, phân luồng giao thông, tặng nhu yếu phẩm cho người dân.Trong các ngày 24, 25, 26.1, Phòng CSGT sẽ tổ chức phát 13.200 chai nước suối, 3.000 khăn lạnh, 400 mũ bảo hiểm, túi bao lì xì tuyên truyền an toàn giao thông và một số thực phẩm (bánh mì hoặc bánh bao, túi nơi) hỗ trợ, động viên người dân về quê đón tết an lành và hạnh phúc.
Giải bóng rổ VBA 2023: Mãn nhãn với chiến thắng của CLB Thang Long Warriors
Nhiều người hẳn không quá xa lạ với anh chàng có biệt danh Bino, người nổi tiếng với những video chia sẻ tiếng Anh rất duyên, thiết thực trên mạng xã hội. Bino tên thật là Vũ Vi Bình, chủ kênh TikTok có hơn 750.000 người theo dõi, và 1 triệu người theo dõi trên tất cả các nền tảng. Mới đây, anh đã chia sẻ với bạn đọc về "kỹ năng thực chiến" trong việc học tiếng Anh qua sách Chém tiếng Anh không cần động não.